5 năm

Hồ sơ

Công ty TNHH Công nghiệp Bảo Tiên Quốc gia: Việt Nam Tỉnh thành: Hải Phòng Ngày tham gia: 23/04/2019 Thành viên vàng Sản phẩm chính: Air Shower, Fan Filter Unit, Pass Box, HEPA Box, Clear Bench Lượt truy cập: 274,995 Xem thêm Liên hệ

Video

Buồng áp lực âm là gì? Cấu tạo và hoạt động của buồng áp lực âm?

Buồng áp lực âm là gì? Cấu tạo và hoạt động của buồng áp lực âm?

Hiện nay nhiều đơn vị y tế của Việt Nam đã có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng trong việc xây dựng hệ thống phòng cách ly áp lực âm cho các trường hợp nghi nhiễm và mắc bệnh COVID-19. Vậy, phòng cách ly áp lực âm là gì? Tại sao bệnh nhân nào nghi ngờ nhiễm cũng được đưa vào buồng này để cách ly? Hãy cùng Bảo Tiên tìm hiểu rõ những thắc mắc trên:

Buồng áp lực âm là gì?

Buồng áp lực âm là phòng cách ly đặc biệt chỉ sử dụng trong điều trị những ca bệnh nặng, nguy cơ lây nhiễm rất cao được các bệnh viện xây dựng để tránh tình trạng lây nhiễm chéo. Phòng này luôn sáng đèn 24 giờ. Vậy, phòng áp lực âm có gì đặc biệt?

Buồng áp lực âm là một không gian có áp suất thấp hơn xung quanh, theo như tên gọi của nó là buồng áp lực âm. Trong không gian của buồng, có sử dụng các thiết bị phòng sạch không khí sẽ chỉ có thể đi vào từ một phía và không thể thoát ra qua phía đó. Điều này bạn có thể tưởng tượng sẽ chỉ có một luồng gió thổi từ ngoài vào qua khe cửa sổ.

 

Sơ đồ lọc khí của buông áp lực âm

 

Cấu tạo và cách thức hoạt động của buồng áp lực âm

Buồng cách ly áp lực âm có cấu tạo gồm 2 phòng là buồng đệm và buồng chính. Không khí từ bên ngoài sẽ đi qua buồng đệm, được lọc sạch rồi đi vào phòng chính, sau đó thoát ra ngoài qua khu vực vệ sinh dành cho bệnh nhân. Để duy trì  được áp lực âm trong buồng, thì buồng áp lực âm phải được thiết kế với trần nguyên khối, cửa ra vào phải kín khít với khe hở dưới cánh  khoảng 1,27cm, vòi nước, ổ cắm điện, cửa sổ đều được bịt kín. Không khí trong buồng phải được thay đổi ít nhất 12 lần/giờ.

 

Buồng áp lực âm

 

Một hệ thống bơm hút gió sẽ giúp áp suất trong phòng giảm xuống. Ống hút gió thường đặt ngay gần đầu giường bệnh, gần với hơi thở của bệnh nhân nhất. Thiết kế này giúp cho hơi thở của bệnh nhận khó chạm tới đường hô hấp của bác sĩ khi họ đến tận giường bệnh thăm khám.

Hệ thống sử dụng lọc khí HEPA tiêu chuẩn

Không khí ô nhiễm trong phòng sẽ được xử lý bằng hệ thống lọc không khí hiệu quả cao HEPA (High-efficiency particulate air), lọc virus trước khi thoát ra ngoài theo hệ thống thông gió. Thiết kế này giúp giảm khả năng lây lan của virus, dập tắt hiện tượng lây nhiễm chéo qua dòng không khí giữa các bệnh nhân.

 

Bộ lọc Hepa tiêu chuẩn

 

Hệ thống lọc HEPA hoạt động dựa trên cơ chế khyếch tán và hút tĩnh điện cho phép bắt được các hạt nhỏ hơn kích thước khe hở, 0,3 micromet. Các giọt bắn của mầm bệnh thường có kích thước từ hàng chục micromet trở lên, vì vậy bộ lọc HEPA có thể xử lý >99,99% không khí trong đường ống hút từ phòng áp lực âm. Virus được giữ lại trên các màng bọc này, chúng có thể tự chết hoặc bị chết khi nhân viên kỹ thuật bệnh viện khử trùng bộ lọc và thay mới. 

Trong buồng áp lực có phòng vệ sinh riêng và nó cũng  là một phòng áp lực âm khác. Tại đây, không khí cũng chỉ có thể đi vào mà không thể đi ra nhằm đảm bảo các mầm bệnh và vi khuẩn sẽ không phát tán ngược trở lại tới buồng cách ly nơi có người bệnh trong buồng.

 

Buồng áp lực âm

Giữa buồng cách ly và hành lang còn có 2 phòng nhỏ (buồng đệm). Buồng đệm đầu tiên là nơi các nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ gồm quần áo chống nước, găng tay phẫu thuật, khẩu trang, giày và mũ trùm đầu trước khi vào phòng cách ly.

Phòng cách ly được thiết kế hai lớp cửa, không thể mở cả hai cùng lúc mà khi cửa này mở thì cửa kia phải đóng.

Phòng cách ly áp lực âm có hệ thống monitor kết nối ra bên ngoài với thông số về nồng độ oxy, nhịp thở, nhịp tim... của bệnh nhân. Khi cần, bệnh nhân và các y bác sĩ có thể trao đổi bằng điện đàm.