Sàn giao dịch công nghệ; chợ công nghệ; chuyển giao công nghệ; thanh lý máy móc; dây chuyền công nghệ; hội chợ công nghệ

Sàn giao dịch công nghệ; chợ công nghệ; chuyển giao công nghệ; thanh lý máy móc; dây chuyền công nghệ; hội chợ công nghệ

Danh mục sản phẩm
Mới

Mô hình 5E trong dạy học STEM

Giá Liên hệ

  • Xuất xứ
  • Bảo hành
  • Hình thức thanh toán
  • Điều khoản giao hàng
  • Điều khoản đóng gói

Thông tin nhà cung cấp

Mô hình dạy học 5E gồm 5 giai đoạn và có những đặc điểm chính như sau:

Engagement (Gắn kết)

Trong giai đoạn đầu của chu kỳ học tập, giáo viên làm việc để đạt được sự hiểu biết về kiến ​​thức sẵn có của học sinh và xác định bất kỳ khoảng trống kiến ​​thức nào. Điều quan trọng là khuyến khích quan tâm đến các khái niệm sắp tới để học sinh có thể sẵn sàng tìm hiểu. Giáo viên có thể làm cho học sinh đặt câu hỏi mở hoặc ghi lại những gì họ đã biết về chủ đề. Thông qua các hoạt động đa dạng, giáo viên thu hút sự chú ý và quan tâm của học sinh, tạo không khí trong lớp học, học sinh cảm thấy có sự liên hệ và kết nối với những kiến thức hoặc trải nghiệm trước đó. Giai đoạn này cho phép học sinh gắn kết, liên hệ lại với các trải nghiệm và quan sát thực tế mà các em đã có trước đó. Trong bước này, các khái niệm mới cũng sẽ được giới thiệu cho các em.

Khảo sát (Exploration)

Trong giai đoạn này, học sinh được chủ động khám phá các khái niệm mới thông qua các trải nghiệm học tập cụ thể. Giáo viên cung cấp những kiến thức hoặc những trải nghiệm mang tính cơ bản, nền tảng, dựa vào đó các kiến thức mới có thể được bắt đầu. Giai đoạn này, học sinh sẽ trực tiếp khám phá và thao tác trên các vật liệu hoặc học cụ đã được chuẩn bị sẵn. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh thực hiện các hoạt động như quan sát, làm thí nghiệm, thiết kế, thu số liệu.

Giải thích (Explanation)

Ở giai đoạn này, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh tổng hợp kiến ​​thức mới và đặt câu hỏi nếu họ cần làm rõ thêm. Giáo viên tạo điều kiện cho học sinh được trình bày, miêu tả, phân tích các trải nghiệm hoặc quan sát thu nhận được ở bước Khám phá. Ở bước này, giáo viên có thể giới thiệu các thuật ngữ mới, khái niệm mới, công thức mới, giúp học sinh kết nối và thấy được sự liên hệ với trải nghiệm trước đó. Để giai đoạn này có hiệu quả, giáo viên nên yêu cầu học sinh chia sẻ những gì mà các em đã học được trong giai đoạn Khám phá trước khi giới thiệu thông tin chi tiết một cách trực tiếp hơn.

Áp dụng cụ thể (Elaborate)

Giai đoạn này tập trung vào việc tạo cho học sinh có được không gian áp dụng những gì đã học được. Giáo viên giúp học sinh thực hành và vận dụng các kiến thức đã học được ở bước Giải thích, giúp học sinh làm sâu sắc hơn các hiểu biết, khéo léo hơn các kỹ năng, và có thể áp dụng được trong những tình huống và hoàn cảnh đa dạng khác nhau. Điều này giúp các kiến thức trở nên sâu sắc hơn. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh trình bày chi tiết hoặc tiến hành khảo sát bổ sung để củng cố các kỹ năng mới. Giai đoạn này cũng nhằm giúp học sinh củng cố kiến ​​thức trước khi được đánh giá thông qua các bài kiểm tra.

Đánh giá (Evaluation)

Mô hình 5E cho phép đánh giá chính thức (dưới dạng các bài kiểm tra) và phi chính thức (dưới dạng những câu hỏi nhanh). Trong giai đoạn này, giáo viên có thể quan sát học sinh thông qua các hoạt động nhóm nhỏ hoặc nhóm lớn để xem sự tương tác trong quá trình học. Cũng cần lưu ý là học sinh tiếp cận các vấn đề theo một cách khác dựa trên những gì họ học được. Các yếu tố hữu ích khác của Giai đoạn đánh giá bao gồm tự đánh giá, bài tập viết và bài tập trắc nghiệm, hoặc các sản phẩm. Ở đây, giáo viên sẽ linh hoạt sử dụng các kỹ thuật đánh giá đa dạng để nhận biết quá trình nhận thức và khả năng của từng học sinh, từ đó đưa ra các phương hướ

Học viện Sáng tạo S3 - Công ty Cổ phần Học viện Sáng tạo

Học Viện Sáng Tạo S3 được thành lập từ năm 2014 bởi TS. Đặng Văn Sơn với mong muốn mang giáo dục STEM đến với mọi đối tượng, mọi vùng miền.

Tại sao chúng tôi mớ lớp khoa học cho trẻ em?

Trẻ con càng nhỏ càng có niềm say mê đặc biệt với các hiện tượng khoa học, đó là bản chất tự nhiên. Người lớn chúng ta đôi khi do vô tình hoặc thiếu hiểu biết làm mất đi những đam mê ban đầu đáng quý này. Tại sao vậy? Việc học khoa học ở các cấp phổ thông không nên dừng lại ở các công thức, các thí nghiệm phải ghi nhớ “chay” trong chương trình học.

Học Viện Sáng Tạo là nơi các em được thỏa chí khám phá, tự đặt ra các câu hỏi tại sao và sau đó với một chút gợi mở, các em có thể tự tay làm các thí nghiệm khoa học để có được kết quả thực chứng, để tự mình tìm ra câu trả lời. Việc tự mình thiết kế được một thí nghiệm, tự thực chứng được câu trả lời còn đem đến cho em sự tự tin vào bản thân. Việc kiên trì theo đuổi những dự án khoa học dài hơi rèn rũa cho em lòng kiên trì, đam mê trong công việc.

Chúng tôi muốn giúp các em nuôi dưỡng sự tò mò, bồi đắp thêm niềm yêu thích để chính các em phát triển thành đam mê. Và ngay cả khi các em đam mê nghệ thuật, tư duy làm việc khoa học mà em tích lũy được cũng vô cùng hữu ích.

Tại Học Viện Sáng Tạo:

I. Giáo viên

Với đội ngũ giáo viên phụ trách chương trình đều là các thạc sỹ, tiến sỹ tốt nghiệp từ các trường đại học hàng đầu của Châu Âu: T.S Đặng Văn Sơn, T.S Bùi Văn Điệp, Th.S Nguyễn Thu Hương, Học Viện Sáng Tạo sẽ đem tới những giờ học khoa học thú vị, nghiêm túc, và đặc biệt khơi gợi được niềm say mê học tập của học sinh.

Đội ngũ giáo viên trợ giảng là các cử nhân của các trường đại học KHTN, ĐH Dược… được chúng tôi tuyển chọn khắt khe không chỉ trên tiêu chí kiến thức mà còn bởi niềm đam mê khoa học, Học Viện Sáng Tạo là nơi hội tụ những người làm việc bằng đam mê và do đó bên cạnh kiến thức khoa học vững chắc, các em sẽ được tích lũy kỹ năng làm việc khoa học, được tiếp thêm lòng đam mê khoa học.

II. Phương pháp

- Học sinh tự thiết kế và làm các thí nghiệm theo nhóm.

- Mỗi khóa học bao gồm các dự án nhỏ để học sinh làm quen với việc làm việc nhóm và theo dự án.

III. Các khóa học

- Mỗi khóa học gồm 10 buổi thực hành thí nghiệm và nhiều dự án nhỏ (làm tại nhà), các khóa học phân theo trình độ kiến thức và mức độ đam mê của học sinh.