1. Báo cáo giám sát (quan trắc) môi trường định kỳ là gì?
Bắt đầu từ năm 2017 trở đi, hồ sơ báo cáo giám sát môi trường định kỳ sẽ có tên mới là báo cáo quan trắc môi trường định kỳ. Hồ sơ báo cáo giám sát được xem là một hình thức để đánh giá chất lượng môi trường ngắn hạn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh và định kỳ báo cáo về cơ quan chức năng có thẩm quyền (cụ thể là các Phòng TNMT, các chi cục BVMT). Mục tiêu chính của việc này là đánh giá lại toàn bộ hiện trạng môi trường tại các cơ sở trong thời gian qua từ đó tiến hành đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường nơi dự án hoạt động.
- Lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo thông tư 43 chính là kết quả của quá trình giám sát môi trường.
2. Vì sao cần phải lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ (báo cáo quan trắc môi trường)?
- Điều đầu tiên của việc lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo thông tư 43 là để theo dõi thực trạng, diễn biến các nguồn tác động tiêu cực phát sinh ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của Cơ sở đến chất lượng môi trường.
- Định kỳ đo đạc, lấy các mẫu phân tích các thông số liên quan đến các tác động tiêu cực của môi trường xung quanh Cơ sở (nước mặt, nước ngầm, không khí, đất).
3. Các căn cứ pháp lý quy định về việc lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ
- Áp dụng Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ban hành ngày 23/6/2014;
- Áp dụng Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Thực hiện soạn thảo hồ sơ báo cáo giám sát theo mẫu thông tư 43/2015/TT-BTNMT về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường.
4. Đối tượng, chu kỳ và hồ sơ cần cung cấp thực hiện lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ
- Đối tượng phải lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ: các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh, cơ sở đang hoạt động và thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (theo Điều 3, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP) và Bản kế hoạch bảo vệ môi trường (theo Điều 24, Luật Bảo vệ môi trường 2014). Là các Cơ sở sản xuất lớn hoặc nhỏ, các Khách sạn, Nhà nghỉ, Nhà trọ (có từ 10 phòng trở lên), các Bệnh viện, Phòng khám, Trường học, các Nhà hàng không phân biệt quy mô lớn nhỏ, chung cư, tòa nhà, các công trình xây dựng, các khu công nghiệp, khu dân cư, trung tâm thương mại và Siêu thị.
- Chù kỳ lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo thông tư 43:
+ Đối với dự án có quy mô vừa và nhỏ, trước đó đã lập kế hoạch bảo vệ môi trường thì tiến hành quan trắc môi trường xung quanh và lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo chu kỳ 1 năm 2 lần, định kỳ 6 tháng thực hiện 1 lần.
+ Đối với dự án có quy mô lớn, trước đó đã lập đánh giá tác động môi trường ĐTM thì tiến hành quan trắc môi trường xung quanh và lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo chu kỳ 1 năm 4 lần, định kỳ 3 tháng thực hiện 1 lần.
- Những hồ sơ cần cung cấp khi lập báo cáo giám sát định kỳ:
+ Giấy phép đăng ký kinh doanh dự án
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
+ Biên lai tiền điện nước 3 tháng gần nhất
+ Bản vẽ sơ đồ dự án, bản vẽ hệ thống bảo vệ môi trường.
+ Những hồ sơ đã thực hiện: kế hoạch môi trường, ĐTM, sổ chủ nguồn thải, hồ sơ vệ sinh lao động,...
5. Quy trình thực hiện lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo thông tư 43
- Bước 1: Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh, tiến hành việc thu thập các số liệu liên quan đến hoạt động của dự án, cơ sở sản xuất kinh doanh như về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, khí hậu, địa chất,...
- Bước 2: Quan trắc và xác định nguồn ô nhiễm có thể phát sinh khi dự án hoạt động như nguồn nước thải, khí thải, các chất thải rắn,...
- Bước 3: Thực hiện việc lấy mẫu phân tích nguồn ô nhiễm như nước thải, mẫu không khí bên ngoài, không khí bên trong, khí thải tại nguồn nếu dự án có sử dụng máy phát điện, các thông số về độ rung, tiếng ồn,... Sau đó đem phân tích tại phòng thí nghiệm.
- Bước 4: Tiến hành xây dựng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm dự phòng sự cố.
- Bước 5: Đề xuất các phương án quản lý, dự phòng ngăn chặn và xử lý khí thải, nước thải, các phương án thu gom chất thải nguy hại.
- Bước 6: Cam kết khắc phục những nội dung chưa đạt, các biện pháp cùng thời gian khắc phục; cam kết vận hành và thực hiện thường xuyên các biện pháp xử lý , giảm thiểu chất thải đảm bảo đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của môi trường; cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Bước 7: Yêu cầu chủ doanh nghiệp cung cấp một số hồ sơ liên quan đến dự án và tiến hành soạn thảo hồ sơ báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo thông tư 43/2015/TT-BTNMT.
- Bước 8: Gửi hồ sơ về chủ doanh nghiệp xem xét và ký nhận, sau đó nhận hồ sơ sẽ trình nộp báo cáo lên cơ quan chức năng có thẩm quyền để xem xét phê duyệt báo cáo giám sát môi trường định kỳ như các Sở TNMT, các phòng sở TNMT tại địa phương dự án triển khai.
Quy trình thực hiện báo cáo giám sát môi trường theo sơ đồ hóa:
Bảo vệ môi trường là không chỉ là nghĩa vụ mà còn là trách nhiệm của mỗi người dân chúng ta, các doanh nghiệp khi hoạt động cần quan tâm nhiều hơn trong công tác bảo vệ môi trường, định kỳ thực hiện hồ sơ môi trường để giảm thiểu tác động ô nhiễm do dự án phát sinh ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Về phần thực hiện hồ sơ môi trường, đã có CP Công nghệ Môi trường T.Đ.A chúng tôi thực hiện cho các bạn từ a - z với giá ưu đãi và hấp dẫn.
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo thông tư 43 là vô cùng quan trọng đối với dự án doanh nghiệp, hãy thực hiện ngay có thể để giúp dự án hoạt động mà không lo ngại đến việc vi phạm luật môi trường.
Mọi chi tiết thắc mắc hoặc có nhu cầu lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo thông tư 43 này hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây:
======================================
CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG T.Đ.A
Địa chỉ: 83 B Dư Hàng, Lê Chân, Hải Phòng
Điện thoại: 02253517668
DĐ: 093.220.1106
Email: tuantdahp@gmail.com
Website: http://cuumoitruong.com.vn/