Ngày đăng: 23/01/2024
Mã sản phẩm: CTDBG
Liên hệXuất xứ: Ấn Độ
Bảo hành: 12 tháng
Phương thức thanh toán: Tiền mặt | Chuyển Khoản
Khả năng cung cấp: theo nhu cầu của khách hàng
Đóng gói: có
Liên hệCọc tiếp địa bao gồm sản phẩm Cọc tiếp địa nexus – Nhập khẩu trực tiếp từ Ấn Độ, khi thi công lắp đặt hệ thống tiếp địa cho dự án, các công trình xây dựng nhà ở thì không thể thiếu cọc tiếp địa.
Cọc tiếp địa là một thanh kim loại vót nhọn một đầu để có thể cắm sâu xuống đất. Đầu còn lại làm bằng để đóng búa tạ. Đầu cọc có thể được làm ren để tiện cho việc nối 2 cây cọc với nhau.
Theo TCVN 9358:2012, cọc tiếp đất được gọi với tên gọi là điện cực đất (earth electrode)- một vật dẫn hoặc một nhóm vật dẫn chôn dưới đất và tiếp xúc chặt chẽ với đất, từ đó hình thành mối nối điện có hiệu quả với toàn khối đất.
Cọc tiếp địa được xem là bộ phận cốt lõi của hệ thống chống sét, giúp hệ thống chống sét hoạt động hiệu quả.
Bên cạnh đó, cọc tiếp địa có vai trò rất quan trọng, nếu không nói là quan trọng nhất khi kết hợp với hóa chất giảm điện trở và kim thu sét. Tuy nhiên, lựa chọn cọc tiếp địa chất lượng và giá cả hợp lí cũng là một vấn đề mà các nhà xây dựng, chủ đầu tư quan tâm
Cọc tiếp địa nexus đang là một trong những giải pháp tuyệt vời và hiệu quả khi khi thi công dự án, dùng trong các công trình nhà ở và các công trình gia đình.
Cọc tiếp địa Nexus – Nhập Khẩu Trực Tiếp Từ Ấn Độ
So sánh cọc tiếp địa Nexus với các cọc tiếp địa khác
Phân Loại Cọc Tiếp Địa
Dựa vào chất liệu, người ta chia cọc tiếp địa thành 3 loại khác nhau, bao gồm:
Trong số đó, cọc đồng nguyên chất là loại tốt hơn vì tính dẫn điện của đồng tốt hơn thép. Bù lại, đây cũng là loại cọc tiếp địa có chi phí khá cao và khó thi công hơn do đồng dẻo hơn thép và dễ bị cong vênh trong quá trình thi công.
Tiêu Chuẩn Kỹ Thuật Về Cọc Tiếp Địa
Tiêu chuẩn kỹ thuật về cọc tiếp địa được quy định tại TCVN 9358:2012: Lắp đặt hệ thống nối đất, thiết bị cho các công trình công nghiệp- Yêu cầu chung.
Cọc tiếp địa loại thanh kim loại tròn phải có đường kính quy định bởi thiết kế, nhưng trong mọi trường hợp không được nhỏ hơn 16 mm nếu là điện cực thép và không được nhỏ hơn 12mm nếu là điện cực kim loại không phải thép hoặc là điện cực có lớp kim loại bọc ngoài không phải sắt hoặc thép; Không được dùng thanh thép gai hoặc thanh cốt thép làm điện cực đất dạng cọc nhọn;
Cọc tiếp địa thép góc phải có chiều dày không nhỏ hơn 4mm, thiết bị này phải được mạ kẽm nóng hoặc được bảo vệ chống ăn mòn bằng phương pháp khác.
Cọc tiếp địa loại ống kim loại phải có đường kính trong tối thiểu 19mm và chiều dày ống tối thiểu 2,45mm. Điện cực ống thép phải được mạ kẽm nóng hoặc được bảo vệ chống ăn mòn bằng phương pháp khác và phải là loại ống rắn chắc.
Quy Định Về Thi Công Cọc Tiếp Địa
Quy định về thi công cọc tiếp địa được quy định trong phần 5, TCVN 9358:2012:
Cọc tiếp địa phải được đóng sâu xuống đất tới độ sau quy định bởi thiết kế. Đất phải liền thổ và chèn chặt lên toàn bộ chiều dài của điện cực đất. Khi chọn vị trí đóng điện cực đất, phải chọn nơi sẵn có độ ẩm cao nhất nếu điều kiện thực tế cho phép.
Độ sâu lắp đặt điện cực đất thanh hoặc ống kim loại dạng cọc nhọn do thiết kế quy định nhưng nên ở trong khoảng từ 0,5 m đến 1,2 m tính từ đỉnh cọc đến mặt đất liền thổ. Cần chọn độ sâu lắp đặt điện cực lớn khi điện trở suất của đất giảm theo độ sâu.
Chiều dài của cọc tiếp địa do thiết kế quay định nhưng nên ở trong khoảng 2,5m đến 3m. Cho phép hàn nối nhằm tăng chiều dài của điện cực trong trường hợp điện cực đất cần có chiều dài lớn hơn 3m. Miễn là không suy giảm tính liên tục về điện và về cơ của điện cực.
Trừ khi có quy định khác, cọc tiếp đất đóng thẳng hoặc nghiêng thuộc hệ thống nối đất của một phân xưởng phải đóng cách nhau không quá 20 mét và nối với nhau bằng các đoạn điện cực đất nằm ngang để hình thành một mạch vòng điện cực bao quanh phân xưởng đó.
Khi đóng cọc tiếp địa xuống đất, phải sử dụng chụp đầu cực chuyên dùng để không làm hỏng đầu trên của điện cực. Trong trường hợp đất quá cứng, cho phép sử dụng khoan mồi có đường kính mũi khoan nhỏ hơn đường kính của cọc tiếp địa sao cho khi đóng điện cực đó xuống lỗ khoan, các lớp đất phải chèn chặt lên toàn bộ chiều dài của nó.
Dây nối giữa các cọc tiếp địa phải có tiết diện không nhỏ hơn tiết diện của dây nối đất chính.
Cọc Tiếp Địa
Thông số kỹ thuật cọc tiếp địa Nexus
Cách sử dụng cọc tiếp địa Nexus
Với cấu tạo hình trụ là một đầu vót nhọn nên Cọc tiếp địa Nexus rất dễ thi công sử dụng cho dự án. Dưới đây là sơ bộ các bước tiến hành thi công hệ thống tiếp địa.
Tại sao nên chọn mua cọc tiếp địa Nexus tại BAGACORP?
Là một đơn vị lâu đời có nhà xưởng sản xuất tại Việt Nam. Vì vậy Công ty BAGA luôn sẵn sàng mang lại cho khách hàng sản phẩm và dịch vụ có chất lượng và giá thành tốt nhất.
Với chuỗi hệ thống kho hàng có mặt trên ba miền: Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. BAGA đảm bảo các đơn hành được xử lý nhanh nhất, không những kịp mà còn vượt tiến độ cho quý doanh nghiệp.
Công ty có đội ngũ nhận sự được đào tạo chuyên nghiệp, trang bị đầy đủ kỹ năng và kiến thức chuyên môn. Tập thể nhân viên luôn cống hiến hết mình với phương châm “Làm việc Chân thành – Nhiệt tình – Uy tín”. Khối kinh doanh chăm sóc khách hàng cùng khối kỹ thuật thiết kế thi thi công sẽ tư vấn, giải đáp và đem đến cho khách hàng có được sản phẩm chất lương cao và tiết kiệm được chi phí nhất.
Liên Hệ ngay với Công Ty Cổ Phần BAGACORP Việt Nam để nhận báo giá Cọc tiếp địa đồng đỏ – Việt Nam . Ngoài ra, nếu quý doanh nghiệp quan tâm đến các sản phẩm chống sét như: kim thu sét, cọc tiếp địa, thuốc hàn hóa nhiệt, hóa chất giảm điện trở,… thì hãy ghé thăm trang Web của công ty để có những giải pháp chống sét chất lượng, an toàn.