Quan trắc liên tục các chất ô nhiễm trong khí thải ống khói, đáp ứng đầy đủ các thông số như quy định trong thông tư 31/TT-BTNMT ngày 15/06/2016 và TT24/TT-BTNMT ngày 01/09/2017. Số liệu được truyền về trung tâm bằng internet, 3G.
Các thông số quan trắc: CO, SO2, NOx, CO2, O2, H2S, HCL, HF, NH3, Cl2, lưu lượng, bụi.....
Một trạm trung tâm có thể quản lý được 6 ống khói trong nhà máy - Trạm quan trắc khí thải ống khói:
1, Quan trắc các thông số hóa học:
Tùy theo lự chọn của khách hàng mà chúng tôi sẽ cung cấp loại trạm đo theo nguyên lý quang học hoặc điện hóa.
Đo theo nguyên lý quang học: sử dụng nguyên lý quang học, đo được đồng thời 6 chỉ tiêu là CO, SO2, NO, NO2, CO2, O2 và nhiệt độ. Thiết bị được đặt trực tiếp trên ống khói hoặc mẫu được hút về và thiết bị phân tích được đặt dưới mặt đất.
Đo theo nguyên lý điện hóa: sử dụng các sensor điện hóa, mẫu được hút về thiết bị phân tích dưới mặt đất và có thể đo được nhiều chỉ tiêu hơn như: CO, SO2, CO2, O2, H2S, HCL, HF, NH3, Cl2...
2, Quan trắc lưu lượng:
Thiết bị quan trắc lưu lượng bằng phương pháp tán xạ nhiệt, tránh được các yếu tố ảnh hưởng của bụi, hơi nước có mặt trong khí thải ống khói. Màn hình hiển thị đặt dưới đất.
3. Quan trắc bụi:
Thiết bị quan trắc bụi sử dụng nguyên lý đo sự suy giảm chùm ánh sáng xuyên qua mặt cắt ống khói khi có mặt của các hạt bụi. Tín hiệu được chuyển về màn hình quan sát và điều khiển dưới mặt đất.
4, Truyền về Sở:
Tất cả các thông số được truyền về Sở theo quy định của Công văn só CV5417/BTNMT-TCMT theo phương thức internet hoặc 3G.
Quan trắc các thông số hóa học dựa vào hai phương pháp chính:
Phương pháp quang học: Phương pháp quang học dựa trên sự hấp thụ ánh sáng của các khí thải. Cường độ hấp thụ ánh sáng phụ thuộc vào nồng độ của chất hấp thụ tuân theo định luật Lambe-bear. Để quan trắc các chất ô nhiễm như: CO, SO2, NOx....các thiết bị quan trắc tự động thường sử dụng tia sáng hồng ngoại gần (NIR) hoặc tử ngoại (UV). Một sensor đo đồng thời tối đa là 6 chỉ tiêu.
Phương pháp điện hóa: Mỗi sensor điện hóa được tẩm một dung dịch điện hóa tương ứng. Khi các chất cần đo phản ứng với dung dịch điện hóa làm thay đổi điện thế trên bề mặt điện cực. Sự thay đổi này tỷ lệ với nồng độ chất cần đo. Mỗi thông số cần một sensor. Các sensor được đặt trong thiết bị. Thiết bị chứa sensor được đặt dưới mặt đất. Mẫu được hút, lọc bụi, loại hơi nước trước khi đưa về sensor đo.
Ưu nhược điểm của từng phương pháp
Phương pháp quang học là công nghệ có ưu điểm là không phải thay thế sensor đo trong suốt thời gian sống của sensor. Tuy nhiên, số chỉ tiêu bị hạn chế và trong quá trình đo nếu một sensor bị hỏng thì phải ngừng đo toàn bộ để sửa chữa.
Phương pháp điện hóa có thể đo được rất nhiều chỉ tiêu và đặc biệt là các chỉ tiêu không có hiệu ứng hấp thụ ánh sáng mà phương pháp quang học không thể đo được. Trong quá trình đo nếu hỏng sensor nào thì rút ra thay thế sensor đó mà không gây ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của trạm. Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng thì phảo định kỹ thay sensor. Tuổi thọ của sensor điện hóa là từ 16000 đến 18000 giờ làm việc (2 năm) Giá thành của một trạm quan trắc theo phương pháp quang học thường cao hơn rất nhiều so với giá thành của trạm quan trắc theo phương pháp điện hóa.