Đặc điểm của thiết bị cô đặc
Thiết bị cô đặc làm tăng nồng độ của dịch cần cô đặc với phương pháp gia nhiệt nóng, làm cho dung môi bay hơi, còn lại chất hòa tan. Tùy theo yêu cầu của sản phẩm mà chúng ta cô với thời gian phù hợp.
Dung dịch còn lại sẽ có nồng độ cao và đậm đặc hoặc không quá đậm đặc.
Hiện tượng cô đặc có thể xảy ra ở mọi nhiệt độ sôi và mọi áp suất. Áp suất tỷ lệ thuận với nhiệt độ.
Ở áp suất chân không, dung dịch cần cô đặc nên có nhiệt độ sôi dưới 100 độ C, như vậy sẽ dễ cô đặc hơn.
Cô đặc chân không được hiểu là quá trình cô đặc mà khi đó thiết bị cô đặc hoạt động ở áp suất chân không, thấp hơn áp suất khí quyển.
Ở áp suất khí quyển thì 1 atm tương đương 760mmhg.
Mục đích làm giảm nhiệt độ sôi của dung dịch cô đặc, ví dụ nước sôi 100 độ thì trong môi trường chân không sẽ giảm còn 50 độ, giúp cho dung dịch giữ được chất lượng, không bị biến chất do nhiệt độ cao.
Ở nhiệt độ cao cô đặc thì hay làm cho sản phẩm bị khét, thành nồi cô đặc hay bị cháy.
Thiết bị cô đặc được vận hành tự động nhờ hệ thống PLC, chúng ta chỉ cần sử dụng màn hình cảm ứng, cài đặt thông số bơm, motor khuấy, tăng năng suất và không cần phải theo dõi quá nhiều.