Phương pháp xử lý nước cho ăn uống đang là vấn đề được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Bởi lẽ, nguồn nước phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt của người dân thường được khai thác từ sông, suối, ao, hồ hoặc nguồn nước giếng khoan. Để đảm bảo an toàn cho sức khẻo của các thành viên trong gia đình, nguồn nước này cần được xử lý trước khi đưa vào sử dụng.
Bài viết dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc một số phương pháp để xử lý nước cho ăn, uống.
Phương pháp lắng/keo tụ trong xử lý nước uống
Phương pháp lắng là phương pháp sử dụng trọng lực để loại bỏ các hạt vật chất rắn có trong nước. Để tăng hiệu quả của phương pháp lắng, người ta kết hợp phương pháp lắng với phương pháp kẹo tụ.
Theo đó, phương pháp kẹo tụ được hiểu là quá trình liên kết hoặc kẹo tụ các hạt rắn lơ lửng nước thành những hạt có kích thước lớn hơn và có khả năng lắng xuống đáy bể lắng.
Các chất kẹo tụ thường được sử dụng trong xử lý nước ăn uống là các loại muối nhôm và muối sắt hoặc hạt polymer nhân tạo. Sau quá trình keo tụ, các bông cặn có kích thước đủ lớn được tạo thành, quá trình lắng tự nhiên sẽ diễn ra.
Nước tinh khiết và nước khoáng – công nghệ metPhương pháp lọc
Phương pháp lọc có tác dụng loại bỏ các hạt vật chất có trong nước,. Những hạt này bao gồm đất sét, phù sa, hạt hữu cơ, cặn lắng từ các quá trình xử lý khác trong thiết bị, sắt, mangan và các vi sinh vật.
Phương pháp lọc giúp làm trong nước và tăng hiệu quả của quá trình khử trùng.
Một số phương pháp lọc truyền thống có thể kể đến như:
a. Lọc tự nhiên:
Đây là phương pháp xử lý nước phổ biến nhất trong lịch sử loài người. Quá trình lọc tự nhiên, rất đơn giản, sử dụng đất làm vật liệu lọc, khi nước ngấm/chảy qua lớp đất, các chất bẩn có trong nước sẽ được đất giữ lại. Nước ngầm là kết quả lọc tự nhiên nước mưa qua đất.
b. Lọc bờ sông/bờ suối:
Bên cạnh lọc tự nhiên, người ta còn biết đến một loại hình lọc tự nhiên khác đó là lọc bằng bờ sông/bờ suối.
Theo đó, khi sông đầy nước, nước từ sông một phần sẽ được tích trữ trong đất tại khu vực bờ sông và khu vực đồng bằng ngập lũ (floodplain).
Khi mực nước sông giảm xuống, nước lưu trữ ở khu vực bờ sông từ từ chảy ngược trả vào sông. Lọc bờ sông tận dụng hiện tượng nước sông ngấm theo đất bờ sông vào các giếng đào. Đây là một trong các quá trình lọc của tự nhiên, trong đó các quá trình hóa – lý – sinh học đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dòng nước thấm qua.
c. Bể lọc cát:
Một trong những thiết bị lọc áp dụng quá trình lọc tự nhiên đó là bể lọc cát. Phương pháp lọc này được sử dụng từ thế kỷ 19 và vẫn tiếp tục được coi là phương pháp hiệu quả để làm trong nước. Cấu tạo của lớp vật liệu lọc khá đơn giản và dễ tìm: cát mịn (thông thường lớp cát lọc dầy tối thiểu 0,5m), sỏi hoặc đá cuội ở dưới. Có hai loại bể lọc cát.
– Bể lọc cát chậm: Nước luôn được đổ ngập lớp cát lọc, phía trên bề mặt cát lọc, cùng với nước, cát ẩm, các vi khuẩn và động vật nguyên sinh tạo nên một lớp màng sinh học.
Lớp màng sinh học đóng vai trò chính trong quá trình lọc cát lọc. Các hạt lơ lửng trong nước đi qua màng sinh học sẽ bị các vi khuẩn và động vật nguyên sinh tiêu thụ và phân hủy. Do đó phương pháp lọc chậm có tác dụng làm sạch nước cao hơn so với phương pháp lọc cát nhanh.
– Bể lọc cát nhanh: Khác với bể lọc cát chậm, trên bề mặt bể lọc cát nhanh không có lớp màng sinh học. Do đó bể lọc cát nhanh thường được sử dụng tại các nhà máy xử lý nước để lọc các hạt rắn lơ lửng ra khỏi nước. Phương pháp này không có tác dụng làm sạch nước (cả về mặt vi khuẩn). Để tăng hiệu quả lọc của bể lọc cát nhanh, lớp cát lọc cần được rửa thường xuyên.
– Bể lọc cát có thể áp dụng để lọc nguồn nước có độ đục ≤ 10 NTU. Tốc độ dòng nước qua bể lọc cát khoảng từ 0,015 – 0,15 m3/m2h. Độ đục nước ra khỏi bể lọc cát phải đạt ≤ 5 NTU. Ngoài tác dụng lọc các hạt lơ lửng có kích thước lớn trong nước, bể lọc cát còn có khả năng loại bỏ vi sinh vật, các nang bào nguyên sinh và trứng giun/sán.
– Lưu ý: sau khi làm bể lọc cần cho nước chẩy qua vài ngày mới đưa hệ thống vào hoạt động
Phương pháp màng lọc
a. Phương pháp màng lọc thẩm thấu ngược RO (Reverse Osmosis): là một trong những phương pháp màng lọc thông dụng nhất. Phương pháp RO là một hệ thống áp lực nên thường tiêu tốn nhiều điện năng do phải dử dụng điện năng và cơ năng để duy trì áp lực cần thiết trong hệ thống. Do có áp lực trong hệ thống nên các lỗ xốp trên màng lọc có thể có kích thước nhỏ hơn các loại màng lọc khác cho phép loại bỏ phần lớn các chất bẩn có trong nước.
Màng lọc thẩm thấu ngược (màng RO) được làm bằng Cellulose acetate, polyamide hoặc màng TFC có lỗ lọc siêu nhỏ (≤ 0,001µm).
Nguyên lý hoạt động của phương pháp lọc thẩm thấu ngược: sử dụng áp lực đủ lớn để dòng nước vượt qua màng thẩm thấu. Tại đây các muối hòa tan được giữ lại và loại bỏ khỏi dòng nước.
Lọc thẩm thấu ngược là phương pháp hữu hiệu giúp loại bỏ các ion và các muối hòa tan có trong nước.
Phương pháp màng lọc khá tốn nhiều chi phí do phải tiêu tốn năng lượng để duy trì áp lực bên trong hệ thống.
b. Các phương pháp màng lọc khác như lọc nano (NF – nanofiltration), siêu lọc (UF – ultrafiltration), siêu vi lọc (MF – microfiltration) và thẩm tách điện (ED – electrodialysis).
Phương pháp khử trùng
Khử trùng cũng là một phương pháp phổ biến được sử dụng để xử lý nước. Theo đó, bạn đọc có thể khử trùng nước bằng một trong hai phương pháp sau:
a. Phương pháp vật lý
– Khử trùng bằng nhiệt:
Khử trùng bằng nhiệt là phương pháp xử lý nước vô cùng phổ biến, được người dân sử dụng trong đời sống sinh hoạt hằng ngày.
Khử trùng bằng nhiệt có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là chỉ sử dụng để xử lý một khối lượng nước nhỏ, ở quy mô hộ gia đình. Để đảm bảo diệt khuẩn, nước cần được đung sôi đạt 1000 độ C trong 15 phút.
– Khử trùng bằng tia tử ngoại: Tia tử ngoại là bức xạ điện từ có bước sóng từ 4 – 400nm, có tác dụng làm thay đổi DNA của tế bào vi khuẩn. Tia tử ngoại bước sóng 254nm có tác dụng khử trùng cao. Để đảm bảo khử trùng tốt, nước phải trong và đủ thời gian tiếp xúc.
Một phương pháp tận dụng tia tử ngoại tự nhiên đó là tia nắng mặt trời. Tại những vùng nắng nóng có thể đựng nước trong chai nhựa/thủy tinh không màu, trong suốt, để dưới nắng ít nhất 30 phút. Phương pháp đơn giản này có thể tiêu diệt được các vi khuẩn có thể có trong nước dưới tác dụng của tử ngoại mặt trời.
– Khử trùng bằng sóng siêu âm: dòng siêu âm có cường độ ≥ 2W/cm2, trong khoảng thời gian tiếp xúc 5 phút có khả năng tiêu diệt toàn bộ vi sinh vật có trong nước.
b. Phương pháp hóa học:
Các hóa chất được sử dụng để khử trùng nước bao gồm bạc, iot, ozon, clo và các hợp chất khử trùng chứa clo (như cloramin hoặc clorine dioxide – ClO2). Trong hầu hết các nhà máy nước ở Việt Nam, người ta khử trùng bằng clo hoặc các hợp chất của clo do hiệu quả tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh cao. Các hóa chất khử trùng trên được áp dụng tại các nhà máy nước để khử trùng nước trước khi phân phối đến các hộ gia đình, hoặc cũng có thể được các hộ gia đình sử dụng để khử trùng tại nhà.
Lưu ý, để đảm bảo hiệu quả khử trùng cao, thời gian tiếp xúc của nước với các hợp chất khử trùng của clo tối thiểu là 30 phút và nồng độ clo dư trong mạng lưới phân phối là từ 0,3 – 0,5mg/l. Ngoài ra, độ đục trong nước phải thấp hơn 5 NTU, tốt nhất là < 1 NTU.
Phương pháp xử lý nước cho ăn uống bằng Công nghệ MET
Có thể thấy, các phương pháp xử lý nước nêu trên đều có những hạn chế nhất định. Do đó, việc tìm kiếm một phương pháp xử lý nước hiện đại, tiên tiến là điều vô cùng cần thiết. Công nghệ xử lý nước MET với nhiều tính năng ưu việt đang là một trong những Công nghệ được người tiêu dùng lựa chọn nhất hiện nay.
Công nghệ MET mang nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các công nghệ xử lý nước khác trên thị trường, có thể kể đến như:
Chi phí lắp đặt hệ thống rẻ, phù hợp với mọi gia đình, các hộ gia đình có thể tự lắp đặt theo hướng dẫn thông qua các tài liệu, video mà đơn vị sản xuất cung cấp. Lắp đặt hệ thống xử lý nước MET không phải lo ngại về việc tốn kém chi phí và tốn diện tích lắp đặt. Nước sau xử lý bằng Công nghệ MET đảm bảo đạt chất lượng nước cho ăn, uống, sinh hoạt theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
Công nghệ MET không sử dụng lõi lọc nên hộ gia đình không phải thay thế lõi, không có hiện tượng tắc nghẽn.
Không cần thay thế, bảo trì bảo dưỡng, việc vệ sinh rất đơn giản: chỉ xới lớp cát ở phía trên (sau 3-6 năm) dày khoảng 20cm, thay lớp cát mới vào, tốn kém ít chi phí, do đó phù hợp với mọi đối tượng gia đình.
Công nghệ xử lý nước MET đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Bằng độc quyền sáng chế theo Quyết định số 53605/QĐ-SHTT ngày 01 tháng 7 năm 2019.
Xem thêm: Nguồn nước sạch đạt chuẩn
Với những ưu điểm vượt trội nêu trên, Công nghệ MET chắc chắn là lựa chọn đúng đắn, sáng suốt của người dùng.
Liên hệ với công ty để sử dụng công nghệ met trong xử lý nước uống
Nếu Qúy độc giả có bất kỳ vấn đề nào cần được giải đáp, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.
————————————————————————