Sàn giao dịch công nghệ; chợ công nghệ; chuyển giao công nghệ; thanh lý máy móc; dây chuyền công nghệ; hội chợ công nghệ

Sàn giao dịch công nghệ; chợ công nghệ; chuyển giao công nghệ; thanh lý máy móc; dây chuyền công nghệ; hội chợ công nghệ

Danh mục sản phẩm
Mới

Phân hữu cơ sinh học NTT

Giá Liên hệ

  • Xuất xứ
  • Bảo hành
  • Hình thức thanh toán
  • Điều khoản giao hàng
  • Điều khoản đóng gói

Thông tin nhà cung cấp

Phân hữu cơ sinh học NTT là loại phân hữu cơ có sử dụng vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ và vô cơ khó tan. Nguyên liệu được sản xuất chủ yếu là phân phân lợn, phân gà và than bùn. Sau khi được xử lý hoạt hóa chuyển hóa các chất khó tan thành chất dễ tiêu cho cây trồng, nguyên liệu được bổ sung thêm đạm, lân, kali và vi lượng thành hỗn hợp phân hữu cơ sinh học, có hàm lượng N:P:K = 2,5:1:1., hàm lượng hữu cơ 35 %, a xít Humic 6-8%, pH = 6.

Phân hữu cơ sinh học NTT là sản phẩm khoa học công nghệ của Trường Đại học Nông lâm, hiện nay phân NTT đang sản xuất phục cho hầu hết các làng nghề chè truyền thống đặc sản ở tỉnh Thái Nguyên. Đặc biệt, các Hộ gia đình làm chè ngon nổi tiếng trong Tân Cương đã sử dụng phân hữu cơ sinh học NTT nhiều năm và hiện nay vẫn đang dùng.

Phân hữu cơ sinh học NTT có hàm lượng hữu cơ cao tương đương phân lợn ủ hoai, hàm lượng các chất cân đối hợp lý rất phù hợp cho cây chè phát triển tốt. Phân hữu cơ sinh học NTT có hàm lượng mùn cao nên có tác dụng tốt hạn chế sự rửa trôi các chất dinh dưỡng. Do có nhiều chất hữu cơ có cấu trúc rỗng, xốp và các dinh dưỡng N, P, K được thấm, ngậm vào đấy tạo thành các “kho dự trữ” làm cho N,P, K chậm tan hơn và nhả ra từ từ nên không bị nước rửa trôi. So với việc bón trực tiếp đạm, kali vào đất, thì tiết kiệm được 25-30% lượng phân bón sử dụng. Ngoài ra do có nhiều mùn và a xít humic nên phân làm đất tơi xốp hơn, kích thích hệ rễ phát triển mạnh, tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, tăng khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi như khô hạn, giá rét và giảm thiểu ôi nhiễm môi trường. 

Để sử dụng phân hữu cơ sinh học NTT cho chè kinh doanh hiều quả cần lưu ý các các kỹ thuật sau:

a) Về nguyên tắc bón phân

-  Lượng phân bón phụ thuộc vào năng suất búp chè theo lứa và cả năm.

- Để thâm canh chè năng suất chất lượng cao, ngoài dùng phân hữu cơ sinh học NTT còn dùng thêm đạm, lân, ka li

- Nên xới xáo vun gốc kết hợp với bón phân, sau đó phun nước giữ ẩm

- Bón phân vào lúc trời mát, bón vào dưới tán cây chè

Nếu có điều kiện thì bón phân sau mỗi lần hái thì tốt hơn, nếu không thì bón vào 3 lần: vào tháng 3, tháng 6 và tháng 8.

b) Lượng phân bón

+ Phân hữu cơ sinh học NTT: Tùy theo giá cả chất lượng chè và điều kiện thâm canh có thể bón 0,5-1,0 kg phân NTT/1 kg búp chè tươi. Nếu có điều kiện thâm canh chủ động tưới tiêu thì bón theo lứa, nếu không thì phải bón 2-3 lần/năm.

+ Phân lân: Hàng năm bón 100 kg supelân/1.000 kg chè búp tươi, bón 2 lần vào tháng 2 hoặc tháng 3 và tháng 7 hoặc tháng 8 trong năm. Lần 1 bón với lượng 60% và lần 2 bón 40%. Để thuận lợi và tăng hiệu quả sử dụng phân nên trộn với phân NTT để bón

+ Phân đạm và kali: Tùy tình hình sinh trưởng của cây chè, trước khi thu hoạch chè 7-10 ngày bón vá (bón bổ sung) đạm và kali cho chè. Dùng tỷ lệ từ 8-9 phần đạm urê  với từ 1-2 phần kaly trộn đều để bón. Tùy mức độ xanh của búp chè mà quyết định lượng phân cho thích hợp. Nếu thấy khu vực chè đủ đạm rồi thì không bón, nếu thiếu thì bón vá. Lưu ý không được bón thừa đạm.

Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry - TUAF) được thành lập năm 1969, hiện nay là một đơn vị thành viên của Đại học Thái Nguyên. Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên trở thành một trung tâm đào tạo và chuyển giao khoa học - công nghệ hàng đầu Việt Nam về nông, lâm nghiệp, quản lý tài nguyên và môi trường cho các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc Việt Nam. Theo bảng xếp hạng mới nhất của Webometrics, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên được xếp hạng thứ 13 ở Việt Nam và hạng 4103 trên Thế Giới.

 

 

Hàng năm trường tuyển hơn 3000 sinh viên cho 23 ngành và 27 chuyên ngành bậc đại họccác hệ chính quy và hệ vừa làm vừa học và khoảng 500 học viên vào học 9 ngành đào tạo thạc sỹ và 8 ngành đào tạo tiến sỹ . Nhà trường đã tổ chức đào tạo ngành Khoa học & Quản lý môi trường, ngành Công nghệ thực phẩm và Kinh tế nông nghiệp theo chương trình tiên tiến nhập khẩu từ Đại học California Davis (Hoa Kỳ). Nhà trường luôn duy trì số lượng sinh viên khoảng 14.000 sinh viên các hệ bậc đại học; hơn 100 sinh viên quốc tế; hơn 1000 học viên cao học và nghiên cứu sinh.

Qua 50 năm vững bước và trưởng thành, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã vinh dự được đón nhận nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý của Đảng, Nhà nước, các Bộ, Ban, Ngành trao tặng như: Danh hiệu Anh hùng lao động (2013); Huân chương độc lập hạng ba (2004); Huân chương Lao động hạng nhất (1995), (2015); Huân chương Lao động hạng nhì (1985), Huân chương Lao động hạng ba (1980)…. Nhiều đơn vị, cá nhân được trao tặng Huân chương Lao động, Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ, Bộ GD&ĐT; 02 danh hiệu Anh hùng lao động - nhà giáo nhân dân, 10 cán bộ giảng dạy được công nhận danh hiệu Nhà giáo ưu tú.

Tính đến năm 2019, cơ cấu tổ chức của Nhà trường bao gồm Ban Giám hiệu, các phòng ban, 8 khoa và 11 trung tâm, viện nghiên cứu trực thuộc. Nhà trường luôn tự hào đã cung cấp cho đất nước lực lượng lao động chất lượng cao bao gồm hơn 42.000 kỹ sư, cử nhân và trên 3.000 cán bộ có trình độ thạc sỹ, tiến sĩ và hàng ngàn cán bộ kỹ thuật nông lâm nghiệp làm việc trên mọi miền của Tổ quốc. Các cựu sinh viên của Nhà trường rất thành đạt, đã và đang có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Nhà trường có nhiều đóng góp trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phát triển kinh tế xã hội các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc.

Thay mặt cho toàn thể cán bộ, giảng viên và sinh viên, Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên xin gửi đến các bạn lời chúc sức khỏe và thành đạt. Nhà trường luôn mong muốn nhận được sự hợp tác của bạn để hoàn thành sứ mệnh của mình trong sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển nông thôn trong thời kỳ hội nhập quốc tế.