Những vấn đề về nước hồ cá và cách xử lý
Nước hồ cá có rất nhiều vấn đề khi nuôi
Hồ nuôi cá có rất nhiều vấn đề bắt đầu từ khâu đưa nước vào bể cho đến khi tiến hành nuôi. Nếu nguồn nước không sạch bị đục, nhiễm vi khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, bị nhiễm phèn,… sẽ làm cá bị chết khi đưa vào nuôi hoặc kém phát triển. Hoặc bị bệnh dẫn đến chết, dị tật và lây lan cho toàn đàn.
Vì vậy, nguồn nước để nuôi cá rất quan trọng. Phải có cách xử lý nước hồ cá một cách khoa học và triệt để. Luôn đảm bảo nguồn nước vào hồ luôn là nước sạch. Có 2 phương pháp nhằm xử lý nước cho cá.
Thứ nhất, xử lý nước đầu vào đảm bảo trong sạch, có nhiều khoáng chất, không có mầm bệnh hay vi khuẩn gây bệnh. Nếu khâu này làm tốt, khâu thứ 2 sẽ đỡ vất vả và mầm bệnh nảy sinh cũng ít hơn.
Thứ hai, trong quá trình nuôi nước hồ cá sẽ bị thay đổi do môi trường, khí hậu, phân của cá thải ra, thức ăn đưa vào cho cá ăn,…làm nước bị ô nhiễm và cá bị nhiễm bệnh.
Khi này cần thay nước hoàn toàn, sau đó mua các chế phẩm sinh học để trị bệnh cho cá. Thường xuyên thay nước đều đặn và kiểm tra cá nhằm đảm bảo khi cá bị bệnh cần xử lý ngay không để bệnh phát triển mạnh mới phát hiện.
Cách xử lý nước hồ cá bị đục
Nước hồ cá bị đục cần phải có phương pháp giải quyết.
Nguyên nhân gây hồ cá bị đục: Do thức ăn thừa, phân cá thải ra, do mới thay nước làm hệ vi sinh bị mất đi nên không khử được NH3, NH4, do rêu dại quá nhiều bám quanh hồ gây mờ kính.
Cách xử lý nước hồ cá bị đục:
Thay thế một phần nước hồ cá bị đục, bởi để lâu cá sẽ chết vì oxy trong nước bị hụt đi.
Không nên nuôi cá quá dày hoặc nuôi quá nhiều vi sinh vật gây thừa thức ăn làm bẩn đục nước. Cho cá ăn không nên bỏ quá nhiều thức ăn khiến cá ăn không hết gây ô nhiễm nguồn nước.
Sử dụng các loại máy lọc nước khử các chất lơ lửng, tăng cường oxy cho nước và loại bỏ các tác nhân độc hại gây bệnh cho cá.
Sử dụng các chế phẩm vi sinh sau khi thay nước. Tuy nhiên, cách này chỉ nên sử dụng tạm. Còn về lâu dài nên xây dụng một hệ vi sinh trong bể để nguồn nước, thức ăn cho cá luôn tồn tại và phát triển một cách bền vững và tự nhiên.
Cách xử lý nước hồ cá bị rêu
Nguyên nhân khiến hồ cá bị rêu: Do lượng thức ăn và phân cá dư thừa nhiều trong nước sản sinh nhiều nitrat là điều kiện sống thích hợp của rêu. Do nồng độ phốt phát khá cao trong nước. Do lượng ánh sáng chiếu trực tiếp vào bể lớn hơn 16h/ngày giúp rêu phát triển mạnh hơn.
Cách xử lý nước hồ cá bị rêu:
Hạn chế cho cá ăn quá nhiều gây dư thức ăn làm tăng hàm lượng nitrat trong nước.
Giảm lượng ánh sáng chiếu trực tiếp vào bể, rêu sẽ chậm phát triển rỏ rệt.
Kiểm tra nguồn nước vào có hàm lượng phốt phát và nitrat như thế nào. Nếu nguyên nhân do nước thì cần sử dụng hệ thống lọc trước khi cho nước vào bể.
Thả 1 số loại cá ăn rêu vào bể.
Đảm bảo cây rong phát triển mạnh sẽ hút các chất dinh dưỡng từ đó rêu cũng chậm lớn lại.
Cách xử lý nước bể cá bị nấm
Nguyên nhân: Do chất lượng nước kém có chứa nhiều vi khuẩn và mầm lây bệnh. Do cá bị chết hoặc các chất hữu cơ khác bị phân hủy trong bể. Do cá bị tổn thương hoặc cá đã già. Do lây bệnh từ cá mới đưa về.
Phương pháp xử lý nước bể cá bị nấm:
Về lâu dài bạn nên nuôi các loại thức ăn cho cá như sâu, trùn, bobo giúp cá khỏe mạnh kháng được nhiều loại bệnh.
Thường xuyên vệ sinh nguồn nước, đảm bảo nước cho vào bể không mang mầm bệnh và vi khuẩn.
Nếu muốn thêm cá mới cho bể, bạn cần nuôi ở bể riêng khử hết bệnh và cho cá làm quen với môi trường nước rồi mới thả vào.
Tăng nhiệt độ cho bể cá bằng bóng đèn hoặc cách khác lên 30-32 độ hạn chế các mầm nấm phát triển và chết đi.
Dung thuốc trị: nhỏ xanh methyle 3-5 giọt / 20l nước mỗi ngày một lần. Cho đến khi cá khỏi bệnh. Với bể có thể tích lớn nên bắt cá ra bể nhỏ và trị tương tự như trên.
Ngoài ra bạn có thể dụng muối, thuốc chuyên trị nấm hoặc tetracyclin để xử lý.
Với những kiến thức trên, hi vọng bạn có thể dễ dàng phát hiện ra triệu chứng và chọn đúng phương pháp để xử lý khi hồ nước nuôi cá gặp vấn đề. Nếu có thắc mắc gì mọi người có thể liên hệ congnghexulynuocmet.com.vn