CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TRONG NHÀ MÀNG NHÀ LƯỚI
I. Ý nghĩa công nghệ
Sản xuất rau sạch và các loại hoa cao cấp bằng công nghệ cao đã trở nên phổ biến ở các nước phát triển. Đặc biệt sản xuất trong các nhà lưới, nhà màng mà ở đó các yếu tố môi trường được điều chỉnh hoàn toàn tự động để tạo điều kiện tối ưu cho cây trồng và vì thế sẽ đạt được năng suất rất cao và phẩm chất tốt.
Nhờ hệ thống lưới bao quanh nên cản trở được côn trùng xâm nhập hạn chế được việc phá hoại của chúng, dẫn đến việc giảm tối đa sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Do đó trồng rau dễ dàng đạt tiêu chuẩn an toàn và giá thành hạ, công chăm sóc giảm.
Việc trồng rau ăn lá rất thích hợp với điều kiện nhà lưới do thời gian sinh trưởng ngắn, hệ số quay vòng nhanh, chăm sóc, bón phân đầy đủ năng suất rất cao dẫn đến hiệu quả cao.
Về mùa mưa do có lưới che nên khi mưa xuống lưới sẽ cản trở tốc độ rơi của mưa, lá rau ít bị rách, nổ lá. Mặt khác trong nhà lưới nếu được đầu tư hệ thống tưới phun tự động sẽ giảm đáng kể công lao động.
So với canh tác truyền thống, hệ thống chăm sóc cây trồng trong nhà màng, nhà lưới hiện đại mang lại thực sự nhiều lợi ích: giúp tiết kiệm công lao động; năng suất tăng.
Việc ứng dụng mô hình nhà lưới, nhà màng vào sản xuất rau màu không chỉ cải thiện dân sinh, mở ra hướng đi mới cho nền nông nghiệp mà còn là chiến lược sản xuất nông nghiệp bền vững trong tương lai.
Thông qua việc tạo nên những sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn, chất lượng, năng suất cao sẽ đóng góp quan trọng, nâng cao chất lượng cuộc sống.
II. Sản xuất trong nhà lưới, nhà màng
1. Sản xuất dưa lưới:
1.1. Hệ thống tưới nhỏ giọt sử dụng trong mô hình trồng dưa lưới.
1.2. Hệ thống làm mát theo chương trình và tự động
Hệ thống quạt đối lưu đẩy không khí nóng lên cao thoát ra ngoài qua mái thông gió 1 bên Hệ thống quạt đối lưu còn được sử dụng nhiều cho các loại cây trồng khác như hoa, rau, cây kiểng…
Sử dụng hệ thống quạt thông gió mục đích tạo gió đối lưu giúp cây phát triển tốt
1.3. Hệ thống bạt phủ nền và máng thu hồi nước tưới
Bên trong nhà kính được xử lý bề mặt và trải bạt địa chất trắng, loại bạt sử dụng tránh đọng nước trên mặt bằng, loại bỏ cỏ dại, ngăn nấm phát triển làm hư hại đến mùa vụ.Bạt địa trắng còn phản xạ ánh nắng mặt trời tránh hấp thu nhiệt vì nhiệt lượng từ mặt trời sẽ làm tăng nhiệt độ bên trong nhà kính.
Khay thu nước tưới đóng vai trờ quan trọng, tránh đọng nước bên dưới túi giá thể, tránh phát sinh nấm bệnh. Đây là vật tư cần thiết trong phòng chống và quản lý sau bệnh hại (IPM- Integrated Pests Management)
Khay thu hồi nước còn tiết kiệm nước khi thu hồi nước tưới (có chất dinh dưỡng) để sử dụng tưới cho cây ăn trái bên ngoài nhà kính. Hệ thống bạt phủ nền và máng thu hồi nước tưới của VPEB GREENHOSUSE phù hợp với thiết kế nhà màng trồng dưa lưới.
Bạt phủ được trải giúp cách ly nền đất và giúp vệ sinh sạch sẻ, tránh được các mầm bệnh, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt
1.4. Hệ thống cáp treo trái và móc treo trái
Cáp lụa sử dụng treo trái và quấn thân dưa lưới, tải trọng 12-15 kg/ 1 m2. Dây treo dưa lưới được đan từ nhiều sợi mảnh, chắc chắn, tải trọng dây 45kg. Móc treo trái chuyên dụng tạo hình cuống trái đẹp. Ngoài ra cáp lụa và dây treo còn được tái sử dụng trong nhiều năm giúp tiết kiệm chi phí nhà màng trồng dưa lưới.
1.5. Quy trình canh tác dưa lưới sạch:
Các giai đoạn trong canh tác dưa lưới đều rất quan trọng, từ giai đoạn đầu khi chuẩn bị vườn ươm cây giống, kiểm tra hạt giống, chọn lựa và ươm cây giống. Đến giai đoạn chăm sóc cây thụ phấn, chú ý chế độ dinh dưỡng, đến khi đậu quả cần theo dõi kiểm soát sâu bênh hại. .
Giai Đoạn 1: Chuẩn bị vườn Ươm cây giống
Chuẩn bị giá thể và làm sạch vườn ươm cây giống.
Bên trong nhà kính ươm cây con cần đạt nhiệt độ độ ảm nhất định, trang bị hệ thống tưới phun sương giữ ẩm để cây con phát triển. Sử dụng lưới che nắng nhằm giảm lượng nắng trực tiếp chiếu vào cây con.
Chọn lựa hạt giống dưa lưới chất lượng cao, hạt giống chuẩn F1, hạt giống được kiểm tra và được ươm trong nhà kính tránh mưa và côn trùng gây hại.
Cây con giống dưa lưới tại vườn ươm
Giai Đoạn 2: Trồng và chăm sóc
Khi cây con ra lá thật, chuyển cây con sang túi giá thể và nhà kính lớn hơn để cây phát triển. Giai đoạn này cây con cần thời gian thích nghi với môi trường mới do đó không tác động mạnh hoặc thường xuyên thúc ép dinh dưỡng.
Mật độ trồng cây dưa lưới là: 1.800 cây/ 1,000 m2
Sau khi chuyển đổi môi trường từ 7 – 10 ngày tiếp theo, kỹ sư sẽ bắt đầu treo dây cố định cây để cây phát triển theo chiều thẳng đứng. Dây treo được thiết kế chuyên dụng, mỗi cây giữ 1 quả thì sẽ có 2 dây, 1 dây treo thân cây với các kẹp cố định thân cây chuyên dụng, 1 sợi khác có gắn móc treo trái nhằm cố định trái sau khi thụ phấn. Từ ngày thứ 20 (sau khi chuyển cây con sang nhà kính) cây dưa lưới bắt đầu cho ra những bông hoa đầu tiên, lúc này sẽ thụ phấn cho cây. Có 2 cách thụ phấn đang được áp dụng sử dụng ong và thụ phấn thủ công bằng tay để kết quả đậu trái đạt 100%.
Phòng trừ sâu bệnh:
Phòng trừ bọ trĩ, bọ phấn và các loại nấm bằng các phương pháp hữu cơ như:
• Sử dụng bẫy côn trùng sinh học của Gadot Agro Israel
• Sử dụng tinh dầu Neem oil
• Sử dụng thiên địch.
Giai Đoạn 3: Đậu trái
Sau khi thụ phấn thành công, chỉ giữ lại mỗi cây 1 trái. Trái được treo trên móc treo nối với hệ thống cáp bên trong nhà. Tiến hành lựa chọn quả phù hợp để giữ lại và loại bỏ những quả không phù hợp.
Thụ phấn dưa lưới bằng tay
Thả ong thụ phấn dưa lưới
Tiến hành bấm ngọn cây, tập trung dinh dưỡng nuôi trái khi cây đạt 23 – 25 lá. (Khoảng 45 ngày sau khi trồng)
Trái lúc này băt đầu tạo vân lưới, cũng là lúc cần kiếm soát tất cả các loại sâu bệnh hại có thể ảnh hưởng đến chất lượng trái.
Vân lưới của trái được quyết định bởi dinh dưỡng và thời tiết, cần có công thức dinh dưỡng tối ưu nhằm tạo ra vân lưới đẹp, chất lượng quả tốt nhất.
Giai Đoạn 4: Thu Hoạch
Thời gian thu hoạch dưa lưới từ 75 đến 90, kể từ ngày gieo hạt (Tùy vào điều kiện khí hậu nữa: Ở HCM, Bình Thuận thì hạt giống Hà Lan 75 ngày thu, nhưng họ trồng ở Lâm Đồng thì 80-85 ngày mới thu.), lúc này dưa lưới đã đạt độ chín và độ ngọt.
Độ ngọt của dưa lưới dao động từ 14 đến 17 độ Brix là dưa đtạ chất lượng.
Trọng lượng dưa lưới dao động từ 1,4kg đến 2,5kg
3. Các loại dưa lưới đang được trồng
Dưa lưới Vqueen F1
Giống: Hà Lan
Quả tròn, vỏ vàng, ruột xanh
Độ ngọt: 13+
Trọng lượng trung bình: 1.3 – 1.7kg/ 1 quả
Dưa lưới 34-901RZ
Giống: Hà Lan
Quả tròn, vỏ xanh, ruột vàng
Độ ngọt: 13+
Trọng lượng trung bình: 1.3 – 1.7kg/ quả
QUY TRÌNH SẢN XUẤT CÀ CHUA TRONG NHÀ LƯỚI
I. KỸ THUẬT TRỒNG
1. Thời gian trồng:
Vụ 1: Gieo hạt, trồng vào tháng 11, 12 hàng năm
Vụ 2: Gieo hạt, trồng vào tháng 8,9 hàng năm
2. Chuẩn bị giá thể trồng
Giá thể được sử dụng là hỗn hợp mụn dừa, đất màu, trấu hun, phân NPK, phân hữu cơ,… xơ dừa trước khi trồng cần phải được khử trùng và xử lý 1 số chất chát, muối, mụn dừa được xử lý 7 – 10 ngày bằng cách ngâm xả nước vôi trong. thời gian đầu xả 2 lần/ngày. Giá thể sau khi được xử lý trộn đều được tạo luống kích thước 60cm x 40cm.
3. Gieo ươm cây giống:
Giá thể để ươm cây con bao gồm phân hữu cơ đã ủ hoai với chế phẩm sinh học Hatimic (30%), mụn xơ dừa (65 - 69%), Trichoderma 1-5%. Các vật liệu này được trộn đều sau đó cho vào vỉ xốp và tưới đủ ẩm để gieo hạt.
Ngâm hạt trong nước ấm 45 - 50 0C (2 sôi + 3 lạnh) trong khoảng 2 giờ trước khi gieo. Sử dụng các khay ươm (loại 50 lỗ) để gieo hạt, mỗi lỗ 1 hạt. Hạt giống cà chua được gieo vào lỗ bằng tay hay máy, mỗi lỗ 1 hạt, rồi phủ bằng một lớp gia thể mỏng và sau đó xếp các vỉ đã gieo hạt thành khối và dùng bạt tủ lại để kích thích nảy mầm. Sau 3 đến 5 ngày, hạt giống nảy mầm, đem các vỉ này xếp vào khu nhà ươm giống để chăm sóc. Hàng ngày tùy thuộc vào điều kiện thời tiết để tưới nước đủ ẩm giúp hạt nẩy mầm.
Trong vườn ươm cần chú ý: phòng trừ sâu, đặc biệt là bọ phấn trắng, bọ trĩ là môi giới truyền bệnh virus cho cây cà chua. Cây cà chua nên được ươm trong nhà màng có lưới ngăn côn trùng. Ngoài việc cung cấp đủ ẩm cho cây, cần chú ý tưới dinh dưỡng cho cây. Khi cây lớn đạt chiều cao 10 – 15 cm hoặc khi cây có 2 lá thật thì tiến hành trồng cây.
4. Thiết bị tưới
Thiết bị tưới là loại đầu cắm nhỏ giọt và dây tưới nhỏ giọt thẳng hàng. Trang thiết bị tối thiểu cho 1 hệ thống tưới cần có:
- Bể chứa dung dịch dinh dưỡng
- Hệ thống dây, ống tưới nhỏ giọt, bộ lọc, máy bơm áp lực, bộ hẹn giờ (timer). Ngoài ra, cần trang bị thêm một số dụng cụ như máy đo pH, máy đo EC. Tùy theo điều kiện và cấu trúc nhà màng có thể lắp thêm hệ thống làm mát bằng phun sương, quạt thông gió, hệ thống điều khiển tự động.
5. Trồng và chăm sóc
Mật độ, khoảng cách trồng:
- Khoảng cách hàng : 60cm
- Khoảng cách cây: 30 cm
- Mật độ trồng là 2.200-2.500 cây/1000m2.
Tưới nước và bón phân:
Dung dịch dinh dưỡng và nước tưới được cung cấp đồng thời thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt. Thường độ ẩm của đất vào khoảng 70-80% là thích hợp cho cà chua sinh trưởng và phát triển. Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng và giai đoạn sinh trưởng của cây để xác định nồng độ dung dịch tuới phù hợp. Nhu cầu dinh dưỡng của cà chua như sau:
Tương ứng với lượng dinh dưỡng của từng loại phân:
Giai đoạn sinh trưởng của cây g/1000 lít nước
Vi lượng Mg(NO3)2 KNO3 MKP K2SO4 CaNO3 MAP
1. Giai đoạn từ trồng đến ra hoa đầu tiên (25 ngày) 25 700 300 200 0 800 200
2. Từ chùm hoa đầu tiên đến chùm hoa nở thứ 4-5 (20 ngày) 25 800 400 300 700 800 300
3. Từ chùm hoa nở thứ 4-5 đến quả chín (35 ngày) 25 800 400 300 800 800 300
4. Từ quả chín đến hết vụ (140 ngày) 25 800 300 300 800 800 200
Vi lượng (Chung cho cả các thời kỳ)
Lượng nước tưới, pH cho cà chua được thực hiện như sau:
- Giai đoạn từ trồng đến ra hoa đầu tiên: 0,8 – 1 lít/ngày.
- Từ ra hoa đến cuối vụ: 1,8 – 2 lít/ngày.
- pH cho dung dịch tưới: 6,0 – 6,5
6. Làm giàn cho cây cà chua leo
Tiến hành làm giàn đỡ cho cây sau khi trồng từ 2 – 3 tuần hoặc khi cây cao 30 – 35 cm. Cách làm giàn đỡ chính:
Giàn bằng cáp: cáp sẽ được sử dụng để làm giàn.
- Cho cà chua leo bằng cách quấn dây nylon quanh thân chính, không quấn dây quá chặt để thân cây phát triển và hạn chế sự tổn thương thân chính. Khi cây cà chua leo cao trên 2m thì hạ chiều cao bằng cách nới cuộn dây (đổi đầu móc treo) và cho cây đổ về cùng 1 hướng; thông thường 4-5 ngày thì hạ dây treo 1 lần.
Dây nylon được quấn xung quanh cây theo định kỳ hàng tuần, vào buổi chiều khi các tế bào thân lá mềm dẻo để tránh làm gãy thân. Vào buổi sáng thì các tế bào thân lá cứng hơn bởi vậy sẽ khó quấn thân cây.
7. Bấm ngọn và tỉa cành:
Việc bấm ngọn tỉa cành sẽ ảnh hưởng lên kích thước, chất lượng quả và năng suất trồng cà chua. Mục đích bấm ngọn tỉa cành là để tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả. Việc tỉa cành tốt sẽ giúp tăng kích thước quả cũng như kích thích sự chín sớm trong khi sự tỉa cành quá mức sẽ làm giảm năng suất và gia tăng các vấn đề như quả bị cháy nắng, thối quả… Tỉa cành thường bắt đầu lần đầu cùng lúc với làm hệ thống đỡ cho cây. Tỉa cành thường bắt đầu lần đầu cùng lúc với làm hệ thống đỡ cho cây.
Có hai cách bấm ngọn tỉa cành, tùy thuộc vào đặc điểm của từng giống cây thì dùng cách khác nhau.
Đối với giống cà chua vô hạn, ta nên tỉa cành chỉ để lại một thân mẹ: mỗi cây chỉ để lại một thân chính, các mầm xuất hiện ở nách lá 3-4cm là vặt đi ngay. Công tác tỉa cành được làm thường xuyên 4-5 ngày một lần.
- Đối với các giống hữu hạn thì việc tỉa cành là không cần thiết, tuy nhiên vào mùa hè ẩm ướt thì cần tỉa cành để tăng sự lưu thông khí xung quanh cây để ngừa sự nhiễm nấm. Những lá già vàng cần phải tỉa bỏ để làm thoáng bề mặt cho cây phát triển tốt. Khi quả cà chua hình thành, thì các lá ở dưới cụm hoa này nên loại bỏ.
8. Phòng trừ sâu bệnh hại
Thường ít xuất hiện khi được trồng trong nhà lưới, sử dụng các biện pháp phòng trừ sinh học để hạn chế sâu bệnh như dùng bả sinh học, miếng dán côn trùng, sử dụng NANO Bạc đồng. Tuy nhiên vẫn có thể có bệnh Bã trầu(sương mai) do nấm Phytophthora gây hại cho Cà chua nếu không được đảm bảo trong các quá trình vệ sinh giá thể, nhà lưới……
Khắc phục:
Thu dọn, tủ đống tàn dư rác thải vụ trước xử lý bằng vôi bột. Tiếp đó cần phun xử lý đất bằng SIÊU ĐỒNG để tiêu diệt hết nấm bệnh tồn dư trong đất.
Nhất định phải chọn mua giống ở những nơi uy tín nhất trong vùng. Chọn giống kháng bệnh để trồng. Sau khi trồng tiến hành phun CNX-CN phun ướt đẫm từng gốc để phòng tuyệt đối nấm Phytophthora gây hại.
Phân chuồng bón lót nên được ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma, nhất là phân gà. Trường hợp bón phải phân chuồng tươi hoặc chưa kịp ủ Tricoderma có thể khắc phục bằng việc tưới Abi-trichoderma để diệt nấm có trong phân chuồng một cách nhanh nhất.
Sau khi trồng cần bón bổ sung trung, vi lượng thiết yếu để tăng sức đề kháng cho cây.
Tưới tiêu nước hợp lý đảm bảo độ ẩm trong vườn không quá cao. Cần đảm bảo vườn không đọng nước vào mùa mưa.
Đối với vườn cây cà chua đã nhiễm bệnh:
Cắt bỏ cành, lá và cả quả đã bị nhiễm bệnh ra khỏi vườn. Những cây bệnh đã nặng thì nên nhổ bỏ luôn, tủ đống xử lý bằng vôi bột.
Sử dụng CNX-CN + SIÊU ĐỒNG phun ướt đẫm cả cây, phun ướt đẫm cả phần đất xung quanh gốc để nấm không còn cơ hội lây lan.
Sau 3 ngày phun nhắc lại lần 2 để hoàn toàn sạch nấm bệnh trong vườn.
Nên phun phòng bệnh định kỳ 15 ngày/lần, kết hợp phun đẫm gốc để phòng luôn cả bệnh héo xanh (bệnh chết nhanh).
II. Thu hoạch và xử lý tại chỗ
Bắt đầu thu hoạch sau 10 tuần trồng, khi cây cà chua có được khoảng 10 cụm hoa. Thời gian thu hoạch kéo dài tùy theo giống và điều kiện chăm sóc.
Phương pháp thu hoạch thường dùng là hái quả bằng tay hoặc dùng kéo cắt giữa cuống từng quả hoặc cũng có thể cắt nguyên một chùm và xếp ngay ngắn vào sọt plastic chuyên dụng.
Bốn yếu tố chính được quan tâm trong và ngay sau khi thu hoạch cà chua là độ chín thu hoạch, thời gian thu hoạch, phương pháp thu hoạch và xử lý quả đã thu hoạch tại ruộng.
Độ chín thu hoạch
Cà chua có thể thu hoạch khi quả đã đạt độ chín-xanh (đã thuần thục về mặt sinh lý nhưng còn xanh vỏ), hoặc ngả màu, hoặc chín hoàn toàn, tùy vào mục đích sử dụng, thời gian vận chuyển, hoặc khoảng cách từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng hoặc thị trường. Đối với những thị trường ở xa, hoặc đòi hỏi thời gian tồn trữ lâu, cà chua được thu hoạch khi còn xanh hoặc hơi đỏ (đang chuyển màu). Là một thứ quả hô hấp đột biến, cà chua thu hoạch khi còn xanh nhưng đã thuần thục thì có thể chín tiếp tự nhiên, và có thể đạt đến chất lượng tối ưu.
Cà chua chín-xanh được xác định bằng ví dụ mẫu cụ thể. Mẫu đại diện này được cắt chéo, và nếu như các hạt của mặt cắt không bị cắt, và các quả thì tương đồng nhau về kích thước, hình dạng, thì được coi là chín. Tuy nhiên, cà chua chín-xanh có thể không đạt độ chín yêu cầu khi đến thời điểm bán hoặc tiêu thụ, nên việc để cho quả chín tự nhiên sau thu hoạch, hoặc làm chín nhân tạo là cần thiết. Quả có màu hồng hoặc chín đỏ thường được thu hoach do nhu cầu của người tiêu dùng hoặc nhà chế biến.
Đối với các thị trường gần, cà chua có thể thu hoạch khi đang ngả màu, có màu hồng hoặc chín hoàn toàn. Các trạng thái này có thể xác định dễ dàng và chắc chắn dựa vào màu vỏ. Trạng thái khác nhau về độ chín của cà chua được minh họa dựa vào bảng màu trong buổi hội thảo cuối. Hơn nữa, hiện nay có rất nhiều giống cà chua là sản phẩm của công nghệ sinh học như cà chua ESL thời hạn bảo quản dài, biến đổi gen hoặc không (Suslow và Cantwel, 2005). Những giống khác nhau này nếu thu hoạch quả ở trạng thái chín-xanh thì quá trình chín sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, ít nhất quả phải được thu hoạch khi vỏ đã hồng.
Thời gian thu hoạch
Nên thu hoạch khi trời mát, và tốt nhất là vào buổi sáng, vì khi đó nhiệt độ thấp có thể giảm thiểu sự tăng nhiệt độ của quả, đồng thời tăng hiệu quả thu hoạch. Bắt đầu thu hoạch khi sương sớm đã tan hết, hoặc nếu thu hoạch vào lúc quá sớm thì cần cẩn thận, điều này để tránh gây hại cho những cây vẫn còn quả cho đợt thu hoạch sau.
Không nên thu hoạch khi trời mưa hoặc ngay sau khi mưa, vì tỷ lệ mắc bệnh có thể cao. Nước mưa có thể tích tụ trên cuống quả, là nơi xâm hại chính của vi sinh vật, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Tuy nhiên, nếu không tránh được điều này, quả cần phải được rửa sạch và làm khô trước khi bao gói (Xem phần Các công đoạn trong nhà đóng gói). Việc rửa và làm khô càng cần thiết đối với quả từ các cây không có cọc đỡ hoặc không có lưới chắn đất, vì đất là nguồn chứa vi sinh vật gây hại, có thể bám vào quả đặc biệt là trong mùa mưa.
Phương pháp thu hoạch
Phương pháp thu hoạch thường dùng là hái quả bằng tay hoặc dùng kéo cắt giữa cuống từng quả hoặc cũng có thể cắt nguyên một chùm và xếp ngay ngắn vào sọt plastic chuyên dụng.
Hái quả ra khỏi cây cần tránh gây tổn thương cây, và không cần thiết phải rời đi phần cuống nhỏ, làm lộ ra phần cuối cuống, là nơi trao đổi khí chủ yếu của quả (ví dụ, đây là nơi thoát hơi nước, gây mất nước và giảm khối lượng; là lối vào của O2 và lối ra của CO2, vì thế làm tăng cường độ hô hấp và các hoạt động trao đổi chất khác). Một việc khác cần lưu ý khi thu hoạch là phải quan sát để tránh tổn thương cơ giới, như một vết thương nhỏ gây ra do móng tay của người thu hoạch. Những vết thương nhỏ như thế có thể không dễ dàng nhận thấy ở những quả xanh, nhưng sẽ thấy sau khi vết thương chuyển sang màu đen.
Dụng cụ chứa khi thu hoạch, tốt nhất là được làm bằng nhựa có bề mặt nhẵn (như thùng hoặc khay nhựa nhỏ). Dụng cụ này thường thuận tiện cho việc đựng một lượng nhỏ, và không gây tổn thương quả.
Cần tránh ném quả vào rổ thu hoạch, hoặc không nên quăng kéo mạnh các rổ thu hoạch. Cà chua sau thu hoạch được giữ tạm thời dưới bóng râm, tránh phơi ra dưới ánh nắng mặt trời, vì điều này gây rám nắng, mất nước nhanh dẫn đến khô nhăn, và tích lũy nhiệt độ thúc đẩy quá trình chín. Sự tăng nhiệt độ của quả thường thấy khi quả bị phơi nắng một đến hai giờ. Nhiệt độ tích tụ bên trong quả sẽ được giải phóng sau đó và làm tăng nhiệt độ bên trong vật liệu bao gói, vật chuyên chở hoặc khu lưu trữ. Đồng thời nó làm tăng cường độ hô hấp. Để loại bỏ nhiệt, cần làm mát sơ bộ.